Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng

Bài viết Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng thuộc chủ đề về Wiki How thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng Buyer tìm hiểu Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem bài : “Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng”

Đánh giá về Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng


Xem nhanh
#diung #diungthuoc

Dị ứng thuốc là một biến chứng rất hay gặp trong quá trình điều trị, biểu hiện lâm sàng đa dạng, phong phú với những tổn thương ở da, niêm mạc và cả ở các cơ quan nội tạng. Mọi loại thuốc đều có thể gây ra những phản ứng dị ứng thuốc, tuy nhiên dị ứng thuốc tây hay gặp nhất ở các nhóm thuốc như: Thuốc kháng sinh (nhóm thuốc batalactam…), thuốc chống co giật, động kinh, chống viêm không steroid (Asprin, ibuprofen…)và các thuốc điều trị gout là những thuốc có tỷ lệ gặp cao nhất gây ra các phản ứng dị ứng thuốc.

Các triệu chứng dị ứng thuốc biểu hiện rất phong phú và đa dạng trên các cơ quan, tổ chức của cơ thể. Dấu hiệu dị ứng thuốc xảy ra được biểu hiện dưới các hình thức nhẹ, trầm trọng và nặng. Có nhiều triệu chứng dị ứng thuốc không có biểu hiện rõ ràng mà người bệnh không thể nào biết như sau khi uống thuốc bị rối loạn tiền đình, suy thận, mất tế bào máu…

Nữ giới là đối tượng có nguy cơ bị dị ứng thuốc cao hơn nam giới. Người lớn sẽ dễ bị dị ứng thuốc nhiều hơn trẻ em, đặc biệt là nhóm đối tượng có cơ địa dị ứng (hen phế quản, viêm mũi dị ứng…). Theo thống kê, cứ 100 người có tiền sử hen phế quản, viêm mũi dị ứng thì có 11 người có nguy cơ bị dị ứng thuốc.

Ngoài ra, những người có gen HLA - B*15:02 sẽ có nguy cơ dị ứng thuốc Carbamazepine gấp 200 lần so với người bình thường.

Dấu hiệu dị ứng thuốc có thể nhận thấy chính là sốc phản vệ làm cho:
Da và niêm mạc: Ban đỏ, ngứa, mề đay, phù mạch, nổi da gà, ngứa ran, phù ở môi, lưỡi hoặc vòm miệng, cảm thấy có vị kim loại trong miệng, tỷ lệ gặp lên đến 90% số ca.

Hô hấp: Ngứa, nghẹt mũi, chảy nước mũi và hắt hơi; ngứa và "co thắt" cổ họng, khó thở, khàn giọng, khò khè, tức ngực, ho, tím tái, xuất hiện, tỷ lệ gặp lên đến 70% số ca

Tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và khó nuốt, tỷ lệ gặp đến 45% số ca

Tim mạch: Chóng mặt; ngất, thay đổi trạng thái tâm thần, đau ngực, đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, khó nghe, tiểu tiện không tự chủ hoặc ngừng tim, tỷ lệ gặp đến 45% số ca

Khi nhận thấy các triệu chứng dị ứng thuốc, người bệnh cần ngừng ngay thuốc đang tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi,...Nếu dị ứng nhẹ, dùng các thuốc chống dị ứng thuốc. Trường hợp nặng như khó thở, rối loạn tiêu hóa, tức ngực, phát ban khắp người... Thì cần phải nhanh chóng đưa người bệnh đến các trung tâm y tế để được cấp cứu kịp thời.

Để hạn chế nguy cơ dị ứng thuốc, người bệnh cần tuân theo những quy tắc sau:

Chỉ nên dùng thuốc điều trị bệnh theo đúng toa chỉ định của bác sĩ và sử dụng thuốc đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Không tự ý mua thuốc để tự điều trị cũng như giới thiệu thuốc điều trị cho người khác vì đơn giản nghĩ rằng họ có bệnh lý giống mình.

Khi đã bị dị ứng loại thuốc nào thì tuyệt đối không được dùng loại thuốc đó nữa.

Ngoài ra, người bệnh phải ghi nhớ loại thuốc gây ra dị ứng cho cơ thể mình, thông báo cho bác sĩ biết loại thuốc mình đã từng bị dị ứng, để bác sĩ không chỉ định uống thuốc đó nữa, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc khác thay thế để chữa trị khi bị bệnh.

Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại :
https://www.youtube.com/channel/UCuqtKp77ZbFRUFLq05-ddkw
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage: https://www.facebook.com/Vinmec/
Website: https://www.vinmec.com
Hệ thống bệnh viện:
https://www.vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nuoc/coso-benh-vien-v-phong-kham/
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup

Các bệnh lý dị ứng – miễn dịch nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như kém tập trung, làm giảm năng suất làm việc…

Mọi Người Xem :   Cổ xúy hay cổ súy là đúng chính tả tiếng Việt - buyer.com.vn

1. Bệnh dị ứng là gì?

Dị ứng là tình trạng bệnh lý của phản ứng miễn dịch với dị nguyên dẫn đến tổn thương tổ chức và rối loạn chức năng của một số cơ quan.

Với cuộc sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người đã sản xuất và phát minh ra rất nhiều trang thiết bị, vật tư hóa chất phục vụ cho cuộc sống của con người và ngược lại, một số hóa chất hay các phế phẩm do quá trình công nghiệp phân hủy và thải ra đã gây không ít tác hại cho chính con người, một trong những điều đó là bệnh dị ứng với các dị nguyên đa dạng. Các dị nguyên đó có thể là các loại lông vũ, hóa chất, thức ăn, rau quả, thịt, protein động vật lẫn thực vật, thuốc,…Một số tác nhân khác cũng gây nên các bệnh dị ứng khác như nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, đơn bào, ….

Chẩn đoán dị ứng
Dị ứng là tình trạng bệnh lý của phản ứng miễn dịch với dị nguyên

Song, thực tế lâm sàng cho biết các bệnh nhân phần lớn đến khám tại các cơ sở y tế biểu hiện với các triệu chứng rất đa dạng, có thể mày đay mạn tính hoặc cấp tính, có thể biểu hiện dị ứng nhẹ đến nghiêm trọng, thậm chí có thể gây chết người. Một điều đặc biệt, hiện tại phần lớn người dân khi bị ngứa, dị ứng mày đay điều trị tại chuyên khoa da liễu không khỏi bệnh thì lại nghĩ ngay đến bệnh giun sán và ngay lập tức họ chuyển sang khám và xét nghiệm theo chuyên khoa ký sinh trùng may ra tìm ra bệnh tốt hơn .

Dị nguyên (allergen) là một chất mà có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Các dị nguyên ở một số người có thể xem nó như thể vật lạ hoặc chất nguy hiểm nhưng không có phản ứng chống lại. Đó có thể là vật lạ hay loại chất nào đó nguy hiểm đối với người này nhưng lại không hề gì đối với người khác – nghĩa là phản ứng dị ứng còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Như vậy khi gặp vật lạ, thì cơ thể sẽ có những phản ứng nhằm mục đích bảo vệ. Tuy nhiên, nếu phản ứng xảy ra quá mức, gây ra những bất thường cho cơ thể thì được gọi là phản ứng dị ứng hay trầm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong thì gọi là sốc phản vệ.

Dị ứng có thể gây ra:

  • Viêm mũi dị ứng: Xung huyết mũi; Ngứa, chảy nước mũi; Ngứa, chảy nước mũi hoặc bị sưng mắt ( viêm kết mạc).
  • Viêm da dị ứng, một phản ứng dị ứng da hay còn được gọi là eczema, có thể gây ra: Ngứa da; Đỏ da; Bong hoặc lột da
  • Dị ứng thực phẩm có thể gây ra: Ngứa miệng; Sưng môi, lưỡi, mặt hay cổ họng; Nổi mề đay; Sốc phản vệ…
  • Dị ứng côn trùng chích có thể gây ra: Một diện tích lớn sưng tại vùng da bị chích; Ngứa hoặc phát ban trên cơ thể; Ho, tức ngực, thở khò khè hoặc khó thở; Sốc phản vệ…
Mọi Người Xem :   Mua đầu khóa dây nịt ở đâu là xịn nhất?

Dị ứng thuốc có thể gây ra: Nổi mề đay; Ngứa da; Phát ban; Mặt sưng; Thở khò khè; Sốc phản vệ…

2. Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng

Chẩn đoán dị ứng
Các xét nghiệm nào được dùng để chẩn đoán dị ứng?

Xét nghiệm dị ứng được chỉ định khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý về sự dị ứng với một hoặc nhiều chất. Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng có thể bao gồm: phát ban, viêm da, chàm, mắt đỏ, ngứa, ho, nghẹt mũi, hắt hơi, hen, đau bụng, khó thở, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

2.1 Test lẩy da

Test lẩy da là một phương pháp xét nghiệm để xác định về mặt lâm sàng sự mẫn cảm của cơ thể với một dị nguyên, bằng cách đưa một hay nhiều dị nguyên vào da, sau đó đánh giá kích thước, đặc điểm của nốt sẩn phù và phản ứng viêm tại chỗ. Thử nghiệm đánh giá dị ứng ở da là một phương pháp để chẩn đoán về mặt y khoa nhằm chẩn đoán các ca bệnh dị ứng, phát hiện một dấu nhỏ trên bề mặt da để xem phản ứng đáp ứng sau khi lẩy da. Prick test hay scratch test: chính là chích da với một cây kim nhỏ chứa một lượng nhỏ dị nguyên dùng chuẩn bị thử. Có thể có 2 hình thức thử đánh giá dị nguyên này đó là:

  • Prick test hay scratch test: là chích da với một kim nhỏ chứa một loại kháng nguyên dùng để thử;
  • Patch test: hay gọi là test áp dùng để dán trên bề mặt da và trên miếng dán có chứa dị nguyên.

Nếu một đáp ứng miễn dịch nhìn thấy hình thành một vết đỏ, mày đay hoặc nặng hơn là tình trạng sốc phản vệ, nó có thể được kết luận là bệnh nhân đó mẫn cảm với dị nguyên đã thử. Các xét nghiệm tiếp theo có thể tiến hành làm để xác định sự gây bệnh của dị nguyên. Loại “scratch test” như thể tên gọi của nó là một loại thử nghiệm thông dụng để phát hiện dị nguyên.

Xét nghiệm này giúp bác sĩ chẩn đoán tác nhân gây dị ứng với bệnh lý: hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa (chàm), dị ứng thức ăn, thuốc. Điều cần lưu ý trước khi làm test lẩy da là bệnh nhân phải ngưng sử dụng thuốc kháng histamine ít nhất là 5 ngày trước khi tiến hành.

Một số bộ xét nghiệm dị nguyên liên quan đến phát hiện các dị nguyên hay chất lạ liên quan đến đường hô hấp, thức ăn.

Chẩn đoán dị ứng
Phương pháp xét nghiệm test lẩy da

2.2 Xét nghiệm Panel Dị ứng

Thông qua xét nghiệm dị ứng này, bệnh nhân có cơ hội xác định cùng lúc từ 60 đến 107 dị nguyên gây dị ứng phổ biến nhất trên 1 mẫu xét nghiệm bao gồm: Bụi nhà, mạt bụi, lông mèo, lông chó, vừng, phấn hoa, côn trùng, động vật, thịt, cá, tôm, cua, mực, trứng, sữa, ngũ cốc, rau, trái cây, hạt hay các nguyên nhân khác.

Xét nghiệm định lượng các IgE đặc hiệu hiện được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định rộng rãi trong nhiều trường hợp như:

  • Người bệnh có các dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý dị ứng với một hoặc nhiều chất. Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng có thể bao gồm: Phát ban, mày đay, viêm da, mắt ngứa đỏ, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa da – mắt – mũi họng, hay những triệu chứng nặng – cấp tính như khó thở, đau bụng đi ngoài phân lỏng.
  • Người bệnh có cơ địa dị ứng mạn tính nhưng chưa phát hiện ra nguyên nhân: Xét nghiệm này có thể giúp định hướng các nguyên nhân mà chúng ta hay tiếp xúc hàng ngày.

Xét nghiệm Panel dị ứng được thực hiện qua một lần lấy máu vào thời điểm bất kỳ trong ngày, không bị ảnh hưởng bởi ăn uống nên người bệnh có đến kiểm tra bất kỳ lúc nào.

Như vậy, chỉ bằng 1 lần xét nghiệm Panel dị ứng, dễ dàng xác định chính xác hàng trăm dị nguyên là nguyên nhân gây bệnh dị ứng ở người có triệu chứng dị ứng cấp tính hoặc mạn tính. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng điều trị chính xác cho người bệnh, đồng thời tư vấn người bệnh phòng tránh chính xác các dị nguyên gây dị ứng.

Mọi Người Xem :   " Điện Nước Đầy Đủ Là Gì ? Khổ Vì Điện Nước Tràn Trề Báo Phụ Nữ Việt Nam

2.3 Test huyết thanh

Là phương pháp sử dụng huyết thanh của chính người bệnh để tiêm trong da của người bệnh đó. Mục đích của xét nghiệm này là để xác định tình trạng bệnh lý mày đay mạn tính tự phát. ASST được chỉ định trong trường hợp nổi mày đay kéo dài trên 6 tuần mà không tìm được nguyên nhân.

Các lưu ý trước khi tiến hành xét nghiệm: Ngưng thuốc kháng thụ thể histamine H1 ít nhất 3 ngày trước khi test.

Chẩn đoán dị ứng
Test huyết thanh là phương pháp sử dụng huyết thanh của chính người bệnh để tiêm trong da của người bệnh đó

2.4 Test thử thách thuốc

Đây là xét nghiệm bằng cách đưa thuốc với liều kiểm soát (từ thấp đến cao) vào trong cơ thể bệnh nhân bằng đường dùng thuốc tự nhiên. Thuốc được đưa vào cơ thể của bệnh nhân theo đường dùng tự nhiên, với liều thấp đến cao. Thời gian giữa các lần tăng liều ít nhất là 30 phút. Đối với test thử thách tìm thuốc an toàn, cần tiến hành đến liều thường dùng của thuốc.

Các lưu ý trước khi thực hiện test thử thách thuốc:

  • Ngưng thuốc kháng thụ thể histamine H1 ít nhất 5 ngày.
  • Ngưng corticoid đường uống (liều cao, kéo dài) ít nhất là 1 tuần
  • Ngưng thuốc chống trầm cảm 3 vòng ít nhất 5 ngày.
  • Ngưng beta-blocker và thuốc ức chế men chuyển ít nhất 1 ngày.

Phương pháp này giúp loại trừ những trường hợp dị ứng thuốc không rõ ràng, khẳng định sự an toàn của một số loại thuốc mà bệnh nhân lo lắng khi dùng, loại trừ các phản ứng chéo giữa các loại thuốc cùng nhóm, xác định tình trạng dị ứng thuốc khi các phương pháp khác âm tính hoặc không làm được.

Bệnh lý dị ứng không dễ dàng để chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh. Khi đến khám dị ứng, người bệnh nên mang theo các loại thuốc, thức ăn hoặc các tác nhân nghi ngờ gây dị ứng để phục vụ cho quá trình chẩn đoán.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám và tư vấn điều trị viêm da cơ địa dị ứng dành cho mọi khách hàng ở mọi lứa tuổi. Khách hàng có nguy cơ như cơ địa dị ứng, bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường xung quanh như thời tiết, khí hậu, độ ẩm,…sẽ được khám và thực hiện các xét nghiệm bao gồm:

  • Khám chuyên khoa Da liễu
  • Thực hiện các xét nghiệm như: định lượng IgE, vi nấm soi tươi, định lượng IgE đặc hiệu với các dị nguyên dị ứng hô hấp – thức ăn (Panel 1 Việt), xét nghiệm Rida Allergy Screen (panel 1)…

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!



Các câu hỏi về xét nghiệm dị ứng kháng sinh ở đâu


Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê xét nghiệm dị ứng kháng sinh ở đâu hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết xét nghiệm dị ứng kháng sinh ở đâu ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết xét nghiệm dị ứng kháng sinh ở đâu Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết xét nghiệm dị ứng kháng sinh ở đâu rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!

Các Hình Ảnh Về xét nghiệm dị ứng kháng sinh ở đâu


Các hình ảnh về xét nghiệm dị ứng kháng sinh ở đâu đang được chúng mình Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư [email protected] Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé

Tra cứu thêm thông tin về xét nghiệm dị ứng kháng sinh ở đâu tại WikiPedia

Bạn hãy tìm nội dung chi tiết về xét nghiệm dị ứng kháng sinh ở đâu từ trang Wikipedia tiếng Việt.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại

???? Nguồn Tin tại: https://buyer.com.vn/

???? Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://buyer.com.vn/hoi-dap/

Related Posts

Tính chất hóa học của Bari (Ba) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng. 1

Tính chất hóa học của Bari (Ba) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng.

ContentsĐánh giá về Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng1. Bệnh dị ứng là gì?2. Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng2.1 Test lẩy da2.2 Xét nghiệm…
Sorbitol là gì? Tác dụng của sorbitol C6H14O6 trong cuộc sống 2

Sorbitol là gì? Tác dụng của sorbitol C6H14O6 trong cuộc sống

ContentsĐánh giá về Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng1. Bệnh dị ứng là gì?2. Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng2.1 Test lẩy da2.2 Xét nghiệm…
Bạc là gì? Những ứng dụng của bạc trong cuộc sống 3

Bạc là gì? Những ứng dụng của bạc trong cuộc sống

ContentsĐánh giá về Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng1. Bệnh dị ứng là gì?2. Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng2.1 Test lẩy da2.2 Xét nghiệm…
CH3Cl - metyl clorua - Chất hoá học 4

CH3Cl – metyl clorua – Chất hoá học

ContentsĐánh giá về Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng1. Bệnh dị ứng là gì?2. Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng2.1 Test lẩy da2.2 Xét nghiệm…
Aqua trong mỹ phẩm là chất gì? Có tác dụng gì? Độc hại hay lợi? - ResHPCos - Chia Sẻ Kiến Thức Điện Máy Việt Nam 5

Aqua trong mỹ phẩm là chất gì? Có tác dụng gì? Độc hại hay lợi? – ResHPCos – Chia Sẻ Kiến Thức Điện Máy Việt Nam

ContentsĐánh giá về Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng1. Bệnh dị ứng là gì?2. Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng2.1 Test lẩy da2.2 Xét nghiệm…
I2 - Iot - Chất hoá học 6

I2 – Iot – Chất hoá học

ContentsĐánh giá về Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng1. Bệnh dị ứng là gì?2. Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng2.1 Test lẩy da2.2 Xét nghiệm…